Sản phẩm nổi bật

Cacanhtailoc chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá cảnh nước ngọt

Muốn nuôi cá cảnh nước ngọt tốt trước tiên bạn cần trang bị cho mình một vài kiến thức cơ bản. Đây là bài hướng dẫn cơ bản và các kiến thức và kinh nghiệm nuôi cá cảnh nước ngọt từ bể nuôi và môi trường nước, không khí, ánh sáng và thức ăn cùng kỹ thuật nuôi cá con và những cách phòng và chữa bệnh cho cá.

1.Chuẩn bị bể nuôi

Trước khi cho nước vào bể cá cảnh nuôi phải xử lý khử trùng để tránh cho cá nuôi một số bệnh nguy hiểm và cá mới mua về thường chứa trong túi nylon. Cần ngâm túi nylon cá cảnh vào nước nuôi cá cỡ 20 phút cho cá cảnh quen với môi trường nước mới. Khi cácảnh đà quen nước từ từ mở rộng túi bao cho cá bơi nhẹ nhàng sang hồ nuôi.

Vệ sinh hồ

Tẩy bể bằng vòi: tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển của tảo hay các loại thực vật thủy sinh có hại cho cá. Bên cạnh đó còn nhiều tác dụng khác tạo nên môi trường ổn định cho những phản ứng hóa học làm lắng tụ những thể lơ lửng trong nước ở bể v.v…chọn những ngày nắng ráo tẩy vôi và sử dụng lượng vôi 0,5g/cm khối tác dụng diệt và nhưng mầm bệnh, hoặc tẩy bằng muối xong rửa nước nhiều lần cho sạch.

>>>>Tham khảo thêm: Địa chỉ bán máy sục khí cho bể cá cảnh uy tín

2.Nước

Trong việc nuôi cá cảnh dù là cá cảnh biển hay cá cảnh nước ngọt thì nước là yếu tố rất quan trọng đáng quan tâm và nước dễ hòa tan nên chứa nhiều chất hữu cơ và chất khoáng.

Nuôi cá cảnh nước ngọt rất thích hợp với nước ở những nơi đất sơ khai vì lượng muối khoáng và calium magnesium nhỏ.

Nướctrong bể có nhiều chất muối khoáng, calcium magnesium là loại nước “cứng” không phù hợp với một số loại cây thủy sinh. Nước mưa, nước giếng và nước ao hoặc nước máy cần xử lý trước khi cho vào bể nuôi cá cảnh nước ngọt.

3.Không khí

Oxy: hàm lượng oxy hòa tan trong nước là do sự quang hợp túi tạo oxy của các loại thực vật thủy sinh trong hồ cá do sự tiếp xúc trực tiếp giữa không khí và nước qua mặt tiếp xúc. Hàm lượng oxy hòa tan trong môi trường có liên quan đến mật độ cá nuôi cá và cách cho ăn. Nhiệt độ tăng thì hàm lượng oxy giảm do đó cá cảnh đòi hỏi phải ăn nhiều. Khi cá ăn nhiều thì đòi hỏi lưu lượng oxy càng lớn (lưu ý khi cá ăn nhiều thức ăn protein (đạm và lipit) thì lượng oxy không đáp ứng được chúng sẽ bị chết hay bị bệnh suy yếu. Có thể tăng hàm lượng chất oxy bằng cách dùng máy sục khí.

Sunphua hydro: Sinh ra là do sự phân giải protein trong điều kiện yếm khí và nó gây yếu oxy đột ngột trong nước với nồng độ gây độc 1ppm, nồng độ chất Sunphua hydro tăng làm hô hấp cá cảnh giảm nhịp như bị rối loạn và cá tiết nhiều nhớt.

Dùng máy sủi oxy hổ trợ cho các máy lọc, nó có nhiệm vụ hòa tan khí oxy vào nước và là phương tiện duy trì các sự sống cho cá cảnh nước ngọt.

4.Ánh sáng

– Đèn thường: người ta thường dùng bóng đèn tuýt có sợi dễ lắp dặt nhưng ánh sáng chiếu ngắn và dễ tăng nhiệt độ của nước.

– Đèn huỳnh quang: giúp phân phối đều ánh sáng tạo nhiều màu sắc khác nhau làm tăng các giá trị màu sắc của cá còn giúp cây thủy sinh tăng truởng tốt nhờ có sự chiếu sáng có một số tia sáng dài.

– Đèn led: phân phối các ánh sáng cực đại đến một vị trí và tỏa ra xung quanh và cường độ ánh sáng mạnh nhưng không làm tăng nhiệt độ nước trong bể.

>>>>Tham khảo thêm: Nên mua máy sưởi bể cá cảnh loại nào ?

5.Thức ăn của cá

Thức ăn có nguồn gốc động vật:

– Côn trùng, trùng chỉ, trùng bánh xe và cung quăng, giun bùn, giun ống thức ăn chế biến từ thịt dộng vật….

Thức ăn có nguồn gốc thực vật:

– Các loại bèo và cải xà lách, các loại rong.

– Các loạt hạt đậu như: đậu phộng, đậu đen và đậu xanh, các phụ phẩm xay xát, (cám gạo, cám bắp…) và các loại sản phẩm của công nghiệp dầu (bánh dầu đậu phộng và đậu nành). Để tăng tác dụng thức ăn có gốc thực vật phải chế biến cho thức ăn trở thành dễ tiêu.