Sản phẩm nổi bật

Cách chăm sóc và bón dinh dưỡng cho cây thủy sinh trong bể cá cảnh

Một bể cá thủy sinh mà thiếu đi những cây trồng trong bể thì nó sẽ không còn là bể thủy sinh nữa bởi cây thủy sinh trong bể cá giúp cho không gian luôn xanh mướt và hài hòa. Vậy làm sao để chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây thủy sinh? hay yếu tố nào quan trọng trong sự phát triển cây thủy sinh. Hãy cùng cacatailoc tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Một trong những yếu tố làm thay đổi môi trường sống trong bể cá cảnh đó chính là phân bón.Với những yếu tố cố định thì rất khó bổ sung khi đã thiết hụt.


Dấu hiệu của sự thiếu hụt các chất trên cây thủy sinh

Với bể cá cảnh thì sự thiếu hay thừa đều có những ảnh hưởng riêng biệt chính vì thế mà bạn nên chú ý tránh gây ảnh hưởng tới bể cá.

  • Nếu như bể cá thiếu nitơ: Lá chuyển màu vàng / đỏ
  • Nếu như bể cá thiếu Phosphate: Lá chuyển màu vàng / đỏ; lá rụng nhiều
  • Nếu như bể cá thừa Phosphate: Lá có màu đen / nâu , cây chết
  • Nếu như bể cá thiếu kali: Đốm vàng trên lá già và mầu vàng chanh trên lá trẻ
  • Nếu như bể cá thiếu canxi: Lá vàng chanh trên lá non kèm biến dạng
  • Nếu như bể cá thiếu magiê: Đốm vàng trên lá già trong khi xuất hiện gân màu xanh lá cây
  • Nếu như bể cá thiếu lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng
  • Nếu như bể cá thiếu sắt: Lá vàng sau đó trở nên trong suốt
  • Nếu như bể cá thiếu kẽm: Đốm vàng giữa các gân
  • Nếu như bể cá thiếu CO2: Lá không phát triển, trên lá xuất hiện nhiều mầu trắng (calcium)
  • CO2 dư thừa: Cá nổi trên bề mặt, Khó thở
  • Thiếu oxy: Cá bơi chậm chạp , cây cối không phát triển
  • Vấn đề chất nền: Cây ngừng phát triển / rễ đen

Cân nhắc bổ sung

Carbon Dioxide (CO2)

CO2 bị thiếu thụt thường do một bể cá quá lớn, hoặc bể mặt nước khá cao làm khuếch tán lượng CO2. Ngược lại CO2 dư thừa có thể là do kết quả của ánh sáng quá lớn.

Chất nền

Các chất nền đôi khi bị nén quá chặt hoặc hòa tan sau lâu ngày sử dụng thay dọn. Nếu bong bóng khí thấy xuất hiện( có thể được phát hiện trên bề mặt của lá cây). Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy các chất nền là cũ và cần thay thế.

Nhiệt độ nước

Hệ thống cây sẽ ngừng phát triển hoặc chết đi nếu nhiệt độ nước trong bể quá thấp. Nhiệt độ cao quá cũng sẽ dẫn đến lá nhỏ hơn và khoảng cách lớn hơn giữa các lá.

Chăm bón chất dinh dướng cho cây thủy sinh

Việc chăm bón chất dinh dưỡng cho cây trong bể cá cảnh – cây thủy sinh đã luôn là một vấn đề khó khăn ngay từ ban đầu bởi vì các môi trường sống đặc trưng và khác nhau của những cây thủy sinh, nơi mà nó xuất xứ. Những cây thủy sinh đó có những thích nghi đặc biệt trong việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Môi trường nước cũng dành các chất dinh dưỡng khác nhau cho những cây thủy sinh thông thường.


Hấp thụ chất dinh dưỡng

Khi nuôi bể cá cảnh bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những loại chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cá. Để biết được những loại chất dinh dưỡng nào dành cho cây thủy sinh thì cần phải hiểu rõ cây thủy sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào. Nói chung cây thủy sinh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua lá và hệ thống rễ của chúng và không giống như những loại cây sống trên mặt đất (trên cạn) thông thường vì những cây này hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng thông qua rễ của chúng.

Nhìn chung cây thủy sinh có một lớp biểu bì rất mỏng hoặc không có lớp biểu bì ở trên lá và cuống vì chúng không có nguy cơ bị khô cạn (bị chết khô). Điều này không chỉ giúp cho chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cũng còn làm cho cây dễ bị hư hại và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Các loại chất dinh dưỡng

Tất cả mọi cây cối đều cần một nguồn cung cấp không bị gián đoạn 14 loại nguyên tố dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt.

Những loại chất dinh dưỡng vĩ mô là: Ni tơ (N), Magiê (Mg), Natri (Na), Clo (Cl), Kali (Ka), Sulphat (S)

Và các chất dinh dưỡng vi mô là: Sắt (Fe), Bo , Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Mangan (Mn)

Tất cả các chất dinh dưỡng này cây đều cần có nhưng phần tỷ lẹ của các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở trong cây thủy sinh của bể cá và cây bình thường là không giống nhau. Ở đây, chúng ta không nói về từng loại nguyên tố riêng biệt mà muốn nói đến các nguyên tố dinh dưỡng vĩ mô và vi mô như trong một nhóm chất dinh dưỡng.

Rêu là một kẻ thù

Việc pha trộn các loại phân bón thông thường cho cây trồng trong vườn và cây trồng trong lọ được thực hiện giữa một tỷ lệ lớn chất dinh dưỡng vĩ mô với một phần nhỏ chất dinh dưỡng vi mô. Những loại phân bón này không thích hợp cho bể cá. Lý do chính là việc các loại phân này có thể gây ra các cụm hoa rêu.

Rêu là một trong những vấn đề khó khăn chính trong các bể cá và thường là xuất phát từ những loại phân dùng không đúng chủng loại. Rêu cần và sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng vĩ mô. Nếu chúng tiếp nhận đủ được các chất dinh dưỡng này thì chúng sẽ phát triển một cách khó kiểm soát và có thể che phủ lên một diện tích lớn mặt kính và bề mặt các cây thủy sinh, làm hỏng đi cơ hội có được một bể cá cảnh đẹp. Nguy hiểm hơn, có thể làm “chết ngạt” cây thủy sinh của bạn.

Các loại phân bón pha trộn cho cây thủy sinh
 

Một loại phân bón pha trộn tốt dành cho cây trong bể cá phải khác với một loại phân bón thông thường do có rất ít hoặc không có các chất dinh dưỡng vĩ mô. Lý do chính của điều này là vì rêu như đã nói ở trên.

Các chất dinh dưỡng vĩ mô ở trong bể cá có thể đến từ việc thay đổi nước (vòi nước thường đã có tất cả các chất dinh dưỡng vĩ mô này với một số lượng nhỏ) và một số lượng nhỏ chất dinh dưỡng vĩ mô từ cá mà ra. Việc thay nước cần phải được thực hiện ít nhất 2 tuần một lần và vào khoảng 15% lượng nước cần phải được tháo ra và thay mới. Điều này sẽ làm cho việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng vĩ mô.

Chất dinh dưỡng vi mô thì lại khác và thường hay bị cung cấp thiếu trong vòi nước. Một vấn đề khó khăn khác đối với chất dinh dưỡng vi mô đó là việc chúng rất không ổn định dưới dạng chất vô cơ của chúng và thường hay kết tủa và trở thành vô dụng.

Xem thêm: Mẫu bể cá cảnh đẹp