Sản phẩm nổi bật

Công dụng và đặc điểm của đèn bể cá thuỷ sinh

Đèn bể cá thủy sinh là một thiết bị chiếm vai trò rất quan trọng và không thể thiếu ở bất kì một bể cá thủy sinh nào. Cùng Cá cảnh tài lộc đi tìm hiểu công dụng và đặc điểm của  bể cá thuỷ sinh để hiểu rõ thêm thông tin nhé !

1. Công dụng của đèn bể cá thủy sinh

  • Tạo hiệu ứng ánh sáng giúp bể cá trở nên sống động, thu hút và hấp dẫn hơn.
  • Mang lại ánh sáng dạng như tự nhiên để sinh vật, cây cảnh trong bể cá có môi trường sống tốt hơn.
  • Tạo điểm nhấn cho bể cá nói riêng và cho cả không gian bày trí bể cá.
  • Với tác dụng của đèn bể cá thủy sinh, bể cá của bạn sẽ trở nên thẩm mỹ và ấn tượng hơn nhiều. 

2. Đặc điểm về đèn bể cá thủy sinh

Hiện nay loại đèn bể cá thủy sinh được sử dụng nhiều nhất chính là đèn led. Đèn led có các đặc điểm sau:

2.1. Về màu sắc

Màu sắc của đèn led bể cá thủy sinh thường có ánh sáng tương đối đẹp với ánh sáng trắng ấm và hơi ngả màu khiến mát mắt mà không bị chói. Đèn thông thường sẽ không làm cho cá bắt màu đẹp bằng đèn led, ngoài ra đèn led có ánh sáng không chớp nên ánh sáng tỏa ra rất đều và không hại cho mắt.

2.2. Nhiệt độ màu

Thông thường người ta hay dùng đèn T5, T8 hoặc bóng Jebo 10.000K để cung cấp ánh sáng cho bể cá thủy sinh, vì chúng có nhiệt độ màu phù hợp hơn. Nhưng ở đèn led thì nhiệt độ màu đạt từ 3000k đến 5300k cũng rất phù hợp với sự phát triển của cây thủy sinh trong bể cá thủy sinh.

2.3. Tỏa nhiệt khi sử dụng

Về tính năng giảm nhiệt thì đèn led lại có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại đèn thông thường cho bể cá thủy sinh. Nếu một hồ thủy sinh sử dụng nhiều bóng ống tuýp như T5, T8 hay Jebo thì sẽ làm tăng nhiệt độ của bể cá lên rõ rệt. Trong khi đó các sinh vật và thực vật thủy sinh lại cần có độ mát tương đối vừa phải thì mới phát triển tốt. Vì thế nếu bạn không muốn đánh thêm quạt giảm nhiệt cho bể cá thủy sinh của mình thì việc lựa chọn đèn led sẽ là một lựa chọn thông minh.

2.4. Điện năng tiêu thụ

Giống như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đèn led chỉ tiêu thụ bằng 1/ 10 điện năng so với đèn huỳnh quang và 1/5 so với đèn Compact. Nếu sử dụng về lâu dài hoặc sử dụng với số lượng đèn bóng cho một bể cá thủy sinh lớn thì chi phí tiền điện hàng tháng sẽ có sự khác biệt rất nhiều.

2.5. Về tuổi thọ

Nếu bạn sử dụng đèn T5, T8 hoặc Jebo ống tuýp thì trung bình cứ 6 tháng sẽ thay bóng đèn cho bể cá thủy sinh một lần. Vì sau khoảng thời gian ấy bóng đèn của bạn sẽ bị suy yếu và không cung cấp được đủ ánh sáng cho cây thủy sinh phát triển tốt.

Còn đối với đèn led hồ cá thì độ bền lại rất cao, thời gian chiếu sáng của đèn led là khoảng 50.000 giờ, tức là tuổi thọ của đèn led ít nhất cũng kéo dài từ 5 đến 10 năm.

2.6. Độ an toàn

Đèn led được thiết kế từ những bóng nhỏ giảm thải CO2 và không dùng chất thủy ngân rất an toàn cho môi trường. So với các loại đèn thông thường thì đèn led an toàn hơn nhiều, các đèn thông thường sẽ vỡ và tạo thành những mảnh kính nhỏ nguy hiểm, còn đèn led thì không.

3. Cấu tạo của đèn bể cá thủy sinh

3.1. Lăng kính

Ánh sáng đèn led bể cá là loại ánh sáng hướng, góc phân bổ ánh sáng của đèn led là 180 độ và ánh sáng được phát ra vào khoảng nửa trên của bóng đèn. Chất lượng về bề mặt và về hình dáng của lăng kính là rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự lan truyền của ánh sáng và giúp hạn chế các tổn thất trong sản lượng ánh sáng.

3.2. Chip led

Chip led là một bộ phận quan trọng phát ra ánh sáng cho đèn. Đây được xem là bộ não của các dòng đèn thủy sinh hồ cá, nó có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ cách thức hoạt động của dàn đèn.

3.3. Lớp bề mặt

Lớp bề mặt thường là một lõi kim loại PCB và được sử dụng để gắn đèn led, bên cạnh việc cung cấp bề mặt để gắn chip led, nó còn dùng để giúp nó chuyển vào bộ tản nhiệt với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.

3.4. Lớp tiếp xúc

Lớp tiếp xúc thông thường là keo hoặc dầu mỡ, lớp này được sử dụng để tối đa tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt với bộ phận tản nhiệt giúp tối đa hóa được việc truyền tải nhiệt.

3.4. Bộ tản nhiệt

Bộ phận tản nhiệt của đèn thủy sinh gồm có 2 loại:

Tản nhiệt chủ động là loại quạt dùng để lưu thông không khí.
Tản nhiệt bị động được sử dụng bằng dây kim loại giúp làm tiêu tán nhiệt.
Tản nhiệt chủ động thường sẽ giải nhiệt tốt hơn. Nhưng trong hầu hết các ứng dụng thì tản nhiệt bị động đủ để giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.

4. Cách lắp đèn bể cá thủy sinh

Việc lắp đèn led bể cá thủy sinh là cần thiết, nhưng để lắp thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nếu trong hồ có quá nhiều ánh sáng, sẽ dẫn đến mất cân bằng so với lượng CO2 và dinh dưỡng trong bể cá, dẫn đến việc cây bị còi cọc, yếu ớt, khó phát triển. Nhưng nếu bể cá bị thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng yếu sẽ làm nhiều loại cây ưa sáng sẽ không thể duy trì và có thể bị chết.

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng của mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn sử dụng cho bể cá thủy sinh thường có công suất tương đối từ 0,5 đến 1wat/lít nước. Các loại đèn led thủy sinh màu xanh, hồng… cho bể cá cảnh thông thường chứ không thể sử dụng cho bể thủy tinh. Chỗ đặt bể nếu càng khuất sẽ càng tốt vì như thế chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể.

Chiều dài của bể không nên dài hơn chiều dài thực của bóng đèn quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn. Ví dụ, bể có chiều sài là 35 đến 40cm thì phù hợp với bóng đèn dài 30cm, bể cũng cần có chiều rộng (bề ngang) không quá hẹp để có thể bố trí cây theo hướng xa – gần,cao xa phái trong và thấp dần ở phía trước….
Hi vọng với những thông tin trên mang lại kiến thức bổ ích cho mọi người


Xem thêm : Top 5 máy sục khí cho bể cá cảnh giá rẻ tốt nhất hiện nay