Sản phẩm nổi bật

Hướng dẫn vệ sinh bể cá thủy sinh dành cho người mới chơi

Việc vệ sinh bể cá cảnh rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vệ sinh bể cá sao cho đúng cách và sạch sẽ nhất. Dưới đây là 6 lời khuyên để vệ sinh và bảo trì bể cá thủy sinh dành cho người mới chơi.



1. Vệ sinh kính và đáy bể thủy sinh


Lau chùi là bước đầu tiên khi tiến hành vệ sinh bể cá. Bạn không nên lấy mọi thứ trong bể ra vệ sinh vì mỗi mặt bể đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Nếu lấy ra và làm sạch chúng sẽ gây ra các va chạm hoặc thậm chí là làm tiêu diệt những loài vi khuẩn này khiến giảm chất lượng lọc nước.


Vệ sinh bể cá thủy sinh bạn nên chuẩn bị:


- Ống hút nền: dùng để hút căn bẩn ở nền bể, đồng thời kết hợp thay nước. Dùng ống hút nền để loại bỏ cặn bẩn và giữ lại sỏi trong bể cũng như khi xả nước trở lại vào bể tỏa đều, không làm thay đổi cấu trúc nền hoặc bạt cây lên.

- Cây cạo kính: lưỡi cạo bằng thép không rỉ, cao kính bể rất nhanh và sạch. Nếu không có cây cạo kính, bạn có thể thay thế bằng các loại thẻ tín dụng bỏ đi.



2. Cẩn thận trong việc thay nước trong bể thủy sinh


Thay nước khi vệ sinh bể cá là việc làm không thể thiếu. Nước trong bể thủy sinh phải được thay đúng cách. Bạn chỉ nên rút 10 - 15% lượng nước cũ trong bể và sau đó thay bằng lượng nước mới đã lắng cặn và khử clo. Đối với nhưng bể cá mini đẹp thì lượng nước cần phải thay lớn hơn 15% và thường xuyên hơn.


3. Vệ sinh bể thủy sinh nên loại bỏ những loại tảo trong bể


Khi tiến hành vệ sinh bể cá cảnh thủy sinh nhớ chú ý đến việc cạo đi lớp tảo trong bể trước khi tiến hành thay nước. Bạn có thể thả vào bể loài cá lau kinh để bể trông đẹp hơn. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt bể. Tuy nhiên, dù bạn có nuôi loài cá lau kính thì việc thay nước và vệ sinh bể vẫn là điều quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ cho bể.



4. Vệ sinh bể lọc thủy sinh thật sạch


Bạn nên vệ sinh bể lọc để tránh việc bể cá thủy sinh bị nấm. Tuy nhiên khi bộ lọc nước trong bể cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc như tấm hút nước, ống thông, vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi và sẽ tăng khả năng bể bị nấm.


5. Cần nhẹ tay khi bơm nước vào bể thủy sinh


Hãy sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào bể nuôi sau khi hút khoảng 15% lượng nước trong bể. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như bẩn sỏi và các vật trang trí. Nhớ khử Clo trong nước trước khi bơm vào bể. Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt bể, cần canh chừng vòi bơm để tránh tình trạng bơm ra ngoài hay bị tràn đầy.


6. Không được bơm nước ngay vào bể


Hiện nay hầu hết hệ thống cấp nước tại các thành phố đều ít nhiều chứa một loại chất có khả năng gây nguy hiểm. Vệ sinh bể cá không được bơm nước ngay vào bể vì đây là lượng nước bị bốc hơi, sẽ để lại các chất cặn bã, sẽ làm cho nước trong bể dần trở nên cứng hơn do có chứa nhiều canxi và muối khoáng khiến cá trong bể không sống được.



Với kinh nghiệm vệ sinh bể thủy sinh ở trên, hi vọng sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh bể thủy sinh đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong bể để giữ bể cá thủy sinh đẹp nhất.


Bể cá Tài Lộc thiết kế, lắp đặt bể cá cảnh thủy sinh, bể cá rồng,... theo yêu cầu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và đặt làm bể cá nhanh nhất.