Sản phẩm nổi bật

KINH PHÍ LÀM BỂ CÁ RỒNG CÓ ĐẮT KHÔNG - CÁ CẢNH CẢNH TÀI LỘC

Nuôi cá rồng luôn tốn kém hơn các loại cá cảnh khác? Đúng vậy, cá rồng là một loại cá đẹp. Tuy nhiên chi phí bỏ ra để nuôi cá rồng lại khá đắt. Từ chi phí giống cá, thức ăn, đèn…vv. Ngoài ra bể cá là phần không thể không kể đến. Bể cá rồng có thể dao động từ vài triệu tới vài chục triệu. Vậy thiết kế bể cá rồng thế nào để vừa đẹp lại kinh tế?

 

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH GIÁ BỂ CÁ RỒNG PHỤ THUỘC NHỮNG VẤN ĐỀ SAU:


q

+ Kích thước bể cá: Kích thước chính là yếu tố hàng đầu bạn nghĩ đến khi quyết định làm bể cá rồng. Thông thường kích thước sẽ được thiết kế để phù hợp với loại cá nuôi và không gian trong ngôi nhà. Với những bể có kích thước lớn thì giá lắp đặt bể cá cũng sẽ cao hơn.

+ Chất liệu kính: hồ cá có 2 loại thông dụng là bể kính dán và bể kính đúc. Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn. Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn với ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy. Dù chọn loại bể nào thì bạn cũng cần lưu ý không nên chọn loại quá nhỏ

+ Chân: Chân hồ được ưa chuộng nhất hiện nay chính là chân gỗ. Hoặc để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng chân hồ bằng sắt, inox hay bọc gỗ bên ngoài. Tuy nhiên với những hồ cá có độ nhiễm mặn nhiều thì không nên sử dụng chân dưới bằng sắt vì chúng rất dễ bị ăn mòn và hoen rỉ.
Dù làm bằng chất liệu gì thì chân dưới bể cá cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về độ bền, khả năng chịu lực đều và chiều cao hợp lý.

+ Lọc hồ cá rồng: thông thường có 2 hệ thống lọc khác nhau là:

– Lọc đáy: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân hồ, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong hồ.

– Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200L).

 

XỬ LÝ BỂ CÁ RỒNG TRƯỚC KHI THẢ CÁ.

 

Ngâm nước muối bể cá rồng

Bể cá rồng khi mới hoàn thành xong. Cần phải ngâm nước muối để xử lý mùi keo và các chất cặn bã khác. Mới đảm bảo sức khỏe của cá sau khi thả vào bể. Cách làm như sau: Sử dụng 300-500gr muối hạt đối với mỗi 100 lít nước. Sau đó ngâm nước trong bể ít nhất 24h ( có thể lâu hơn) sau đó rửa thật sạch với nước.

Chạy nước bể rồng trước khi thả cá

Đây là công đoạn cũng hết sức quan trọng đối với việc nuôi cá rồng. Sau giai đoạn ngâm nước muối sạch sẽ. Ta cần phải làm sạch bể và bộ lọc một lần nữa. Ta hòa 100gr muối đối với mỗi 100 lít nước. Sau đó vận hành hệ thống lọc ở nhiệt độ từ 29-30 độ C. Duy trì trong khoảng 2 ngày.

Tiếp đó ta thay 50% lượng nước trong bể và bổ sung men vi sinh cho hệ thống lọc. Bước tạo các vi sinh có lợi cho bể này là hết sức quan trọng cho hệ sinh thái trong bể. Sau đó ta lại thay 30% lượng nước trong bể và chạy trong khoảng 2 ngày tiếp theo. Cứ như vậy trong khoảng 7 ngày là ta có thể thả cá.


>>> Tham khảo thêm: Những loại máy sưởi bể cá cảnh bạn nên mua <<<