Sản phẩm nổi bật

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi cá Rồng khỏe mạnh

Cá rồng ngày nay đã trở thành loài cá rông được ưa chuộng đối với nhiều người có sở thích nuôi cá cảnh và nuôi cá rồng với mục đích phong thủy. Các bạn có thể tham khảo cách nuôi cá rồng dưới đây hoặc  kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá rồng để giúp cá sống khỏe ở dưới.

1.Những điều cần lưu ý khi chọn mua cá rồng

Sau đó, khi chọn mua cá rồng Hồng Long, bạn còn một điều cần lưu ý: Với trình độ khoa học tiên tiến như ngày nay, các loại sản phẩm hóa học mới được bán ra trên thị trường giúp người buôn cá cảnh có thể dùng các loại hóa chất, làm cho màu đỏ của con cá rồng Hồng Long rực rỡ thêm và bằng cách đặt trên mặt hồ cá cảnh một bóng đèn soi thực vật nghiêng về màu đỏ và hoặc cho cá rồng ăn loại hóa chất có sắc tố đỏ, thì sau đó một thời gian sau, cá rồng sẽ trổ màu đỏ quyến rũ khách mua.


>>>>Tham khảo thêm: Top đèn bể cá cảnh bán chạy nhất

2.Thiết kế hồ cá

Hồ dùng để nuôi cá rồng chính là môi trường sống để cho cá rồng có thể sinh trưởng và cá rồng phát triển tốt nên cần đặc biệt lưu ý đến điều này. Đây là là loài cá cảnh có sở thích thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao của hồ cá không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng của loại cá này.

Độ cao của hồ cá rồng phải được điều chỉnh ngang tầm mắt để dễ bề ngắm cá rồng. Và đảm bảo rằng hồ cá rồng có nắp đậy chắc chắn để ngăn không cho cá rồng nhảy ra ngoài.

Địa điểm đặt hồ cá rồng phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá rồng, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá rồng, đặc biệt là loại cá rồng Kim Long Quá Bối và ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố rất quan trọng cho cá rồng lên màu, tốt nhất là đặt hồ cá rồng chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên là tốt nhất vào buổi sáng hoặc chiều.

3.Lắp đặt hệ thống lọc

Với bể nuôi cá rồng, các loại máy bơm chìm thường được sử dụng. Thông thường, các loại máy bơm chìm được kết hợp với một máy bơm ra bên ngoài để lưu chuyển tốt hơn.

4.Chiếu sáng

Khi bật hay tắt đèn hồ nuôi cá rồng, luôn sử dụng đèn phòng làm bước đệm đểcá rồng không bị sốc. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tắt hết tất cả đèn, thì hãy tắt đèn hồ nuôi cá trước nhưng vẫn để đèn phòng. Một lúc sau bạn mới tắt nốt đèn phòng. Điều này giúp cá rồng tránh sự thay đổi đột ngột về chiếu sáng khiến cho cá rồng hoảng sợ và chạy cuống cuồng và điều khiến chúng va vào các vật dụng hay chính thành hồ nuôi cá.

>>>>Tham khảo thêm: Những loại máy sưởi bể cá cảnh bạn nên mua

5.Nắp đậy tránh bụi hoặc rác bẩn

Cá rồng có độ nhắm rất cao và chính xác đó nhé, nếu có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá rồng, đối với các con cá rồng bự hơn thì nên lấy vật nặng chẳng hạn như cục gạch chẳng hạn đè lên nắp để tăng thêm sức nặng của nắp để tránh bị bật nắp ra.

6.Xử lý nước, giữ nhiệt độ nước trong bể ổn định

Bạn cần giữ nhiệt độ ở tầm giữa khoảng dao động từ 28 – 32 độ C, trừ trường hợp khi chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ trong hồ cá nhanh giữa ngày và đêm hoặc thay đổi thời tiết sẽ rất có hại cho cá rồng.

7.Chú ý đến Độ pH trong hệ thống bể cá rồng

Bạn cần phải giữ giữ độ pH từ 6.5 đến khoảng 7.5 vì cá rồng thích nước nhạt và hơi đục, do đó và độ pH phải thấp hơn và có thể pha thêm loại nước có tên là Nước Đen (một hóa chất bán sẵn  được tinh chế từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của nước Indo) tại các cửa hàng cá cảnh hay bán. Mực độ thay đổi đột ngột của độ pH là điều tối nguy hiểm cho các loài cá rồng nên bạn cũng cần có thêm cả bộ đo pH cho chắc chắn.