Những việc cần làm trước và sau khi thả cá rồng vào bể
>>>> Xem ngay: Bể cá rồng bị đục nước - Nguyên nhân và cách khắc phục
Nhiều người suy sụp vì cá rồng bị chết sau vài phút hay vài giờ khi được thả vào bể mới. Cá rồng là loài giỏi chịu đựng nhưng một khi đổi môi trường đột ngột thì có thể bị sốc. Bên cạnh việc mua cá khỏe mạnh thì người chơi phải chuẩn bị các điều kiện sau:
– Chuẩn bị bể với nước được súc khí qua đêm, điều này giúp chất sát trùng chứa chlorin vốn có hại cho cá bay hơi hết. Nếu quá gấp thì có thể sử dụng chất khử chlorin, chất này thường có sẵn trong các tiệm cá cảnh.
– Duy trì mực nước thấp vừa đủ để cá rồng cử động thoải mái. Khi vận chuyển, cá dễ bị căng thẳng và dễ bị nhiễm bệnh vì suy giảm hệ thống miễn dịch. Mực nước thấp giúp cá rồng không phải gắng sức chống lại áp lực nước và có thể nghỉ ngơi.
– Tránh dùng bộ lọc mạnh khiến nước quá động.
– Chỉnh cây sưởi ở mức 30 độ C, điều này giúp ổn định nhiệt độ và diệt những vi khuẩn không chịu nổi tầm nhiệt độ này. Bất kỳ biến thiên nhiệt độ nào đều khiến cá bị căng thẳng và để lại hậu quả nghiêm trọng, vênh mang thường là hậu quả của tình trạng này.
– Sục khí thật nhẹ để duy trì nhiệt độ ổn định: Sục khí mạnh sẽ khiến không khí bên ngoài thẩm thấu vào nước làm giảm tác dụng của cây sưởi. Đừng thả cá ngay vào bể, đặt bịch đựng cá vào bể để cân bằng nhiệt, thả cá sau đó khoảng từ 15-20 phút.
– Cho cá ăn sau từ 2-3 ngày tính từ ngày thả, khi đó cá đã quen với môi trường mới. Cho cá ăn sớm sẽ làm gia tăng sự căng thẳng và suy giảm hệ miễn dịch. Thức ăn thừa cũng làm bẩn nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Tránh cho cá ăn quá nhiều, cho ăn mỗi ngày một lần là đủ. Khi sức khỏe cá đã ổn định sau vài tuần, tần suất cho cá ăn có thể tăng. Thức ăn thừa nên lấy ra ngay để tránh làm ô nhiễm nước.