Sản phẩm nổi bật

Phương pháp làm trong nước trong bể cá cảnh

Bể cá cảnh nhà bạn bắt đầu có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau một thời gian sau khi nuôi như nước bị vẩn đục và có mùi, thành bể xuất hiện nhiều rêu xanh…Bạn đang băn khoăn không biết phải xử lý ra sao để vừa làm sạch môi trường bể và vừa không làm tổn hại đến những chú cá và giúp làm trong nước hồ cá sau khi loại bỏ chất bẩn. Dưới đây là cách xử lý nước bể cá cảnh hợp vệ sinh giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề trên.

1.Tiến hành lau chùi hồ cá

Trước khi bạn xử lý nước trong hồ thì cần tiến hành lau chùi toàn bộ 1 lượt cả trong lẫn ngoài hồ cá cảnh nhé . Có như vậy khi bạn làm sạch nước sẽ không sợ nước trong bể bị bẩn nữa. Lưu ý là chỉ lau chùi hồ cá  cảnh mà không làm sạch hết những đồ vật trang trí trong bể cá vì đó chính là môi trường để cho vi khuẩn phát triển có lợi tồn tại và phát triển thúc đẩy cá phát triển.

2.Loại bỏ rêu xanh, tảo trong hồ triệt để nhất

Nếu các loại rêu hoặc tảo xanh đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ dùng để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước trong bể. Ngày nay, các loại dụng cụ như thế này đều được bày bán tại các cửa hàng bán cá cảnh. Ngoài ra, để bể cá sạch hơn thì bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng. Thức ăn của cá cảnh là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nuôi cá lau kiếng nhưng bạn cần bỏ ra 1 chút công sức để lau dọn hồ cá cảnh.

>>>>Tham khảo thêm: Bể hải sản nhà hàng chất lượng nhất

Mẹo nhỏ:Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cá lau kiếng (cá dọn bể) khác nhau:

– Nếu nhà bạn dùng bể thủy sinh thì, bạn có thể chọn cá bống và cá tỳ bà, cá chuột …

– Nếu bể lớn và không có thủy sinh thì bạn có thể nuôi cá dọn bể thường (loại to, màu đen)

– Nếu bể nhà bạn có ốc thì mua cá cóc hoặc cá chuột Mỹ sẽ nhanh chóng giải quyết đám ốc 1 cách gọn gàng và nhanh nhất.

3.Xử lý bộ lọc hồ cá

Vì bộ lọc hồ cá là bộ phận không thể thiếu để làm sạch nước trong hồ cá nên bạn có thể lựa chọn các thiết kế khác nhau phù hợp với bể cá  cảnh như lọc sinh học, lọc cơ học và lọc hóa học…

4.Thay nước cho hồ

Có một nguyên tắc quan trọng khi thay nước bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ cá cảnh nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước trong hồ đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước khi thay phải lớn hơn 10-15% và việc này đòi hỏi phải làm hàng ngày. Khi thay nước trong bể, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút các loại cặn bẩn đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí.

>>>>Tham khảo thêm: Phụ kiện bể cá cảnh chất lượng uy tín tại Hà Nội

Nếu bộ lọc nước trong bể của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi rất cùng quan trọng vì điều này giúp ngăn chặn chất bã và các loại chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước trong hồ.

5.Quy trình bơm nước ra vào hồ cá

Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ cá, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này thì cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ cá nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn các viên sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt là, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất chỉ đươc dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng các loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).