Sản phẩm nổi bật

Phương pháp phòng ngừa và trị bệnh cho cá cảnh hiệu quả nhất

Cá cảnh khi bị bệnh là điều bạn không một người nuôi cá cảnh nào mong muốn, bởi vậy các bạn luôn phải lưu ý phòng tránh và trang bị kiến thức để trị bệnh cho cá cảnh nếu không may nó xảy ra. Giúp cá cảnh hết bệnh là một và hạn chế bệnh tật lây lan làm cá chết hàng loạt là hai. Cacanhtailoc sẽ hướng dẫn các bạn một số cách phòng tránh  và chữa bệnh cho cá cảnh giúp bạn trang bị kiến thức cho mình.

Phương pháp phòng bệnh cho cá cảnh dưới đây:

1.Duy trì chất lượng nước tốt và nhiệt độ ổn định:

Nước dùng để nuôi cá cảnh phải là nước sạch và cần qua xử lý để có được nồng độ pH, nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh. Nước trước khi thả cá cảnh cần được phơi dưới nắng mặt trời. Nếu sử dụng nước máy để nuôi cá cảnh thì phải phơi nắng trên một ngày và nếu  dùng nước giếng phải phơi từ 12 giờ trở lên.

Khi thay hoặc thêm nước mới thì nước nuôi cá mới mới phải có chỉ số nhiệt đ và pH… giống hay gần giống với chât nước trong bể và có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không vượt quá 5 độ C.

>>>>Tham khảo thêm: Phụ kiện bể cá cảnh hà nội bán chạy nhất

2.Chất lượng thức ăn và cách cho ăn:

Thức ăn cho cá cảnh phải sống tươi sống, tốt, hợp vệ sinh và  đủ chất đạm, chất béo và vitamin… Không nên cho cá cảnh ăn thức ăn thối rữa, và kém phẩm chất. Thức ăn tươi cho cá cảnh  vớt từ cống rãnh trước khi cho cá cảnh ăn cần rửa sạch.

Lượng thức ăn cho cá cảnh cần căn cứ vào mật độ, trọng lượng, cỡ cá cảnh , tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá cảnh mà định lượng, định giờ cho cá cảnh ăn. Không nên cho ăn ngẫu hứng nhiều bữa hay ít bữa trong một ngày. Cũng cần theo thời tiết và mùa mà xác định lượng thức ăn và hàm lượng thức ăn cho cá.

3.Tránh gây thương tích cho cá:

Khi thả cá cảnh hay bắt cá cần nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá cảnh , tránh sây sát, tuột vảy, hư vây làm chảy máu cá cảnh .

4.Vệ sinh hồ nuôi:

Với ao đất bạn nên tùy theo kích thước và độ sâu mà rắc vào lượng vôi thích hợp, có thể rắc vôi bột với khối lượng 10 kg trên 100 mét vuông. Sử dụng clorur vôi vãi xuống ao hồ nuôi cá cảnh xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong khoảng một tuần, rửa sạch bể cá cảnh trước khi thả cá cảnh . Với dụng cụ phải diệt khuẩn và rửa sạch trước khi dùng, bạn có thể dùng muối hột với nồng độ khoảng 3% hay clorin nồng độ 200 đến 220 ppm ngâm trong vòng 48 giờ rồi phơi khô.

Trước khi thả cá cảnh cần diệt khuẩn bằng cách ngâm cá trong dung dịch nước muối 3 phần ngàn hoặc dung dịch KMnO4 nồng độ 10 ppm (10 mg cho 1 lít nước) trong 10 đến 15 phút.

Xử lý cá bệnh

Khi phát hiện cá cảnh bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly và để tránh lây nhiễm với những cá cảnh con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời và đề phòng bệnh truyền nhiễm

>>>>Tham khảo thêm: Máy bơm nước mini cho bể cá cảnh tốt nhất

Các biện pháp điều trị bệnh cho cá:

– Tắm cá cảnh trong dung dịch thuốc là cách chữa bệnh thường dùng nhất.

– Trộn thuốc với thức ăn cho cá cảnh: khi cá cảnh bị bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, vì vậy ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá cảnh ăn cả thuốc lẫn mồi.

– Chích thuốc: một số loại cá cảnh quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và nên tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.

– Thay đổi nước nuôi cá: làm sạch nước bể cá và thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh trùng. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, chúng ta có thể tăng nhiệt độ trong bể và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá cảnh  và thay ra một lượng nước nhất định. Lưu ý không để biến động pH và nhiệt độ quá cao.