Phương pháp tăng dộ PH cho bể cá cảnh tự nhiên
Nồng độ pH của bể cá cảnh giảm đột ngột là vấn đề mà nhiều người nuôi cá gặp phải. Khi hiện tượng này xảy ra, môi trường sống trong bể cá cảnh sẽ gặp nguy hiểm, ảnh hưởng đến tất cả các loài sinh vật.
Bạn tránh lạm dụng các hóa chất để tăng độ pH. Nếu bạn sử dụng quá nhiều hóa chất có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong bể cá một cách nhanh chóng. Mà việc thay đổi độ pH đột ngột có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn cho bể cá của bạn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên lựa chọn các giải pháp nhanh vì có thể mang lại hậu quả không tốt. Phương pháp tăng độ pH tự nhiên vẫn là cách tốt nhất, ngoài ra có rất nhiều phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.
Hãy tham khảo các cách làm dưới đây nhé.
1.Thêm san hô đã được nghiền nát
Phương pháp tăng độ pH sử dụng san hô nghiền tốt nhất là thêm vào bể thông qua bộ lọc. Đầu tiên, bạn có thể sử dụng 2-3 túi lọc nhỏ. Phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh lượng san hô nghiền phù hợp với bể cá cảnh của mình.
Tiếp đến, nếu độ pH quá cao, bạn phải bỏ bớt một hoặc hai túi để giảm xuống. Ngoài ra để sử dụng san hô nghiền là bạn chỉ cần thả một ít vào thẳng bể cá.
Lưu ý tác động của san hô nghiền đến độ pH trong bể sẽ đến từ từ và bạn sẽ phải chờ đợi thêm một vài giờ mới thấy độ pH dần dần được tăng lên.
2.Cho đá dăm dolomit vào bộ lọc
Những viên sỏi đủ màu sắc không chỉ có tác dụng giúp bể cá của ban trông sinh động hơn mà nó còn là một cách tăng độ pH tự nhiên vô cùng hiệu quả. Những viên sỏi đa sắc màu này có kết cấu thô với lớp phủ dạng bột được làm bằng dolomit. Chất Dolomit là một loại khoáng chất tự nhiên chứa nhiều canxi và magiê và theo thời gian nó có tác dụng chuyển hóa thành đá hoặc sỏi.
>>>>Tham khảo thêm: Top những máy lọc nước bể cá cảnh bán chạy nhất
Phương pháp tăng độ pH tốt nhất bằng đá dăm dolomit là để chúng vào bộ lọc của bể cá. Nhưng có một nhược điểm là nó sẽ làm cho bạn khó vệ sinh bộ lọc. Vấn đề này, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa sỏi được truyền qua ống xi-phông để làm dăm đá chuyển động tròn trong bộ lọc và hút các chất bẩn ra ngoài bể cá cảnh
3.Sử dụng đá vôi (đá calcerous)
Đá vôi là một loại đá calcerous có chứa rất nhiều hàm lượng canxi cacbonat và chúng thực sự rất tốt để tăng độ pH cho cả bể cá nước mặn lẫn nước ngọt.
Đá vôi có bán ở các cửa hàng xây dựng. Đây là một phương pháp ổn định độ pH cho bể cá hiệu quả mà lại rẻ tiền.
Nhưng với phương pháp tăng độ pH này, bạn cần chú ý sử dụng ít đá vôi. Bởi vì chiếc bể cá của bạn có thể trở nên hẹp, ít không gian, và quan trọng hơn, độ pH của nước sẽ cao quá đối với những chú cá của bạn. Hãy thử đặt trong bể cá hai khối đá vôi có thể tích vừa phải và quan sát mức độ ảnh hưởng của chúng đến độ pH trong bể.
4.Rong macroalgae (bể cá biển)
Trồng các loài rong macroalgae trong bể cá cảnh biển có rất nhiều lợi ích. Rong macroalgae hấp thụ khí CO2 gây hại trong bể, là một sản phẩm trang trí tuyệt đẹp giúp môi trường sống trong bể cá cảnh của những chú cá cảnh giống với ngoài tự nhiên. Và nó còn là một cách tăng độ pH của nước rất hiệu quả.
Điều giúp rong macroalgae có khả năng làm tăng pH là rong macroalgae có thể chung sống ôn hòa với nhiêu sinh vật khác và cạnh tranh với các loài tảo gây hại trong bể. Rong macroalgae cũng có thể tạo ra ôxy tự nhiên hoà tan tuần hoàn trong bể, giúp nguồn nước trở nên trong lành.