Sản phẩm nổi bật

Trình bày bố cục bể cá thủy sinh đẹp (Phần 2)

Chúng ta cùng tiếp tục với series quá trình sắp xếp và trình bày bố cục cho bể cá cảnh thủy sinh nhà bạn nhé. Bài trước chúng tôi đã hướng dẫn các bạn xong phần lựa chọn phụ kiện cho bể cá. Để tiếp nối bài viết trình bày bố cục bể cá thủy sinh đẹp phần 1, chúng ta hãy cùng bắt đầu phần 2 với những bước tiếp theo.

Bố cục bể cá thủy sinh

Quá trình sắp xếp bố cục

6. Chọn tiêu điểm

Một bố cục phù hợp cho bể cá cảnh thủy sinh thì cần có đến khoảng 1 hoặc 2 điểm chính, thường là những khu vực thu hút ánh nhìn tốt nhất, để dễ gây ra sự chú ý và tập trung cho người xem. Nơi đó có thể đặt là một khúc lũa hay một cục đá hay một cây thủy sinh thật đẹp. Những điểm như thế người ta gọi là tỷ lệ vàng trong việc setup bố cục bể.

Bạn đang phân vân đặt một cây thủy sinh nào đó thật đẹp vào điểm vàng này? Tưởng tượng thôi đã thấy có gì đó không ổn phải không nào, có vẻ không được lôi cuốn lắm đâu,chúng chưa đủ gây ấn tượng mạnh với người nhìn. Khi bạn quan sát thường mắt có chiều hướng quét từ trái sang phải, lên trước rồi ra sau, bố cục có tính đối xứng nên bạn nhìn sẽ không được quen mắt lắm.

tiêu điểm bể cá thủy sinh

Theo kinh nghiệm chơi bể thủy sinh của những người đi trước cũng như về mặt khoa học thì tỷ lệ vàng để đặt tiêu điểm chính là 1: 1,618 - đây là tỷ lệ hoàn hảo nhất cho mắt chúng ta khi quan sát. Để xác định được điểm này bạn chỉ cần đo chiều rộng bể thủy sinh rồi chia 2,618 xong bạn lấy kết quả đó và đo từ một phía bể rồi đánh dấu điểm này, mép bể còn lại không cần quan tâm làm gì.

P/s: Đừng bao giờ có suy nghĩ tạo ra quá 2 tiêu điểm, việc này hoàn toàn không tốt và hướng tầm quan sát của mắt dễ bị phân tán.

7. Tiền cảnh - trung cảnh - hậu cảnh

Cây mọc rễ được sử dụng rất tốt trong trường hợp bạn muốn tạo chiều sâu cho không gian bể cá cảnh thủy sinh, hạn chế trồng cây mọc rễ cao quá vì phần đất nền cùng với đá hay lũa cũng khá cao rồi. Còn trong trường hợp bạn không dùng lũa hay đá thì bạn cần thiết trồng cây rễ cao để tạo chiều sâu cũng như hậu cảnh cho bể.

trồng riccia bể thủy sinh

Bạn có thể tham khảo trồng Riccia vì chúng không đòi hỏi cần chăm sóc kỹ lưỡng, cực dễ nuôi. Bạn tìm thông tin về loại này trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều và cũng là lựa chọn tốt hơn so với tản sừng hươu và trân trâu nhật, cực khó trồng.

8. Cây thủy sinh

Từ phần tiêu điểm bạn trồng cây thủy sinh từ cây thấp cho đến cây cao theo thứ tự: Thấp - vừa - cao, trồng càng dày càng tốt, ưu tiên những cây có cành. Bạn nên dùng nhíp cắt từ 2-3 cành để trồng, khoảng cách là 2,5cm bạn trồng 1 khóm, độ dày càng cao thì bể nhà bạn càng nhanh định hình và thấy ngay được kết quả.

9. Kích cỡ lá và màu sắc

Sẽ rất hoàn hảo nếu bạn đa dạng kích cỡ lá cũng như màu sắc lá, việc này giúp bể cá cảnh thủy sinh của bạn có độ sâu và tính tự nhiên rất cao. Trong trường hợp bể nhà bạn nhỏ thì nên ưu tiên trồng cây có kích cỡ lá nhỏ và vừa phải. Việc này tạo cho người nhìn có cảm giác bể lớn hơn so với thực tế rất nhiều.

đa dạng kích thước lá và màu sắc

Sử dụng cây có màu sắc đỏ giúp tăng sự tương phản, nhưng cũng cần để ý kỹ. Trong trường hợp bạn đã lựa chọn tiêu điểm là một hòn đá thì việc bạn đặt một cây to có màu sắc rực rỡ vô tình tạo thêm tiêu điểm nữa. Việc này sẽ làm mắt bạn khi quan sát mất sự tập chung, bạn phải đảo mắt qua 2 tiêu điểm liên tục, khí đó bố cục tổng thể của bể cá thủy sinh nhà bạn nhìn rất căng thẳng. Điều này là không hề tốt.

10. Cá cảnh

Với bể cá cảnh thủy sinh thì tôi không khuyến khích các bạn thả loại cá lớn, mà nên lựa chọn những loại cá có kích cỡ nhỏ để tạo sự thu hút cho người nhìn về không gian bể cũng như hài hòa về bố cục. Một bầy Rasbora hay Tetra đông đảo sẽ giúp bể nhà bạn nhìn sinh động và rộng hơn rất nhiều.

Lựa chọn cá sao cho thích hợp với hệ sinh thái bể thủy sinh nhất, không ảnh hưởng đến bể. Như một số loại cá hay đào bới, ủi, ăn cây, ... thì tất nhiên là không thích hợp để thả với một tiền cảnh như bể thủy sinh rồi.

cá cảnh bể thủy sinh

Một điều nữa bạn cũng cần lưu ý là nên hỏi xem tốc độ phát triển của những dòng cá bạn mua như thế nào? Để tránh tình trạng lúc mang về thả thì bé vừa vặn hợp với bố cục bể nhưng sau một thời gian thì chúng lớn chình ình.

Lúc này thì sẽ ảnh hưởng đến tổng quan bố cục bể rất nhiều vì kích cỡ của chúng quá lớn và số lượng đông.Nên hỏi kỹ người bán cá cảnh nhé và cũng đừng quên tham khảo thêm trên mạng nữa.

11. Bảo dưỡng

Bạn hoàn thành một bố cục ưng ý cho bể cá thủy sinh nhà bạn rồi là một vấn đề, vấn đề tiếp theo là duy trì sao cho hệ sinh thái bể đó luôn được ổn định. Bạn cần quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng, tỉa cây, thay nước định kỳ, cung cấp đủ CO2, dinh dưỡng, ánh sáng để môi trường bên trong bể thủy sinh luôn được đảm bảo và an toàn cho chúng phát triển.

Những vấn đề hay gặp như bị đục nước, bệnh cá,... thì cũng có rất nhiều cách giải quyết, bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin trên mạng hay các diễn đàn về thủy sinh. Chúng giúp ích cho bạn trong quá trình chơi bể thủy sinh rất nhiều, cũng như cho bạn thêm các kiến thức bổ ích.

bảo dưỡng bể cá thủy sinh

Trên đây là toàn bộ những gì liên quan đến nghệ thuật trình bày bố cục cho bể cá cảnh thủy sinh mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Đặc biệt là những người chơi mới đang trong giai đoạn tìm hiểu về thú vui này.

Hi vọng bài viết trên hữu ích với bạn.

Nếu bạn có nhu cầu mua bể cá thủy sinh đẹp hay các phụ kiện bể cá liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website: cacanhtailoc.com hoặc hotline: 0915.302.086 để được tư vấn miễn phí, cũng như đưa ra các giải pháp tốt nhất cho người dùng.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm bể cá thủy sinh đẹp - Dành cho người mới